Ngày càng nhiều những loại hình nhà ở, đất đai ra đời phục vụ mục đích an cư và đầu tư. Trong số đó có Shophouse – một dạng bất động sản tích hợp giữa nhà ở và thương mại. Vậy loại hình shophouse là gì? Có những lý do nào khiến bạn phải đầu tư shophouse? Những thắc mắc của bạn về shophouse sẽ được đề cập cụ thể trong bài viết dưới đây!
1. Shophouse là gì? Có mấy loại hình shophouse?
Shophouse là hình thức bất động sản mà ở đó: nhà ở kết hợp với cửa hàng kinh doanh, buôn bán. Hình thức shophouse đã ngày càng phổ biến trong các khu chung cư tầm trung lẫn cao cấp. Những căn nhà mặt tiền dùng để kinh doanh cũng có thể được xem là một loại hình shophouse.
Tại Việt Nam, có 2 loại hình shophouse phổ biến là:
- Nhà phố thương mại shophouse thấp tầng
Shophouse thấp tầng khu biệt thự, liền kề là những ngôi nhà, căn biệt thự xây dựng kế tiếp nhau và tương đồng nhau về kiến trúc tổng thể. Tầng trệt của nhà, biệt thự được tận dụng để kinh doanh.
Loại shophouse này có giá trị sử dụng lâu dài hơn. Có quy định pháp luật như với biệt thự và nhà liền kề. Tuy nhiên khu vực để ở và khu vực kinh doanh phải tách biệt nhau.
- Shophouse tầng đế chung cư
Là những căn nằm tầng dưới của tòa chung cư. Có thể dùng để kinh doanh hoặc cho thuê làm văn phòng.
Shophouse thuộc khối tầng trệt chung cư chỉ có thời hạn sở hữu 50 năm. Đây không phải loại hình nhà ở nên bạn không thể đăng ký tạm trú, tạm vắng tại shophouse này.
2. Khác biệt giữa mô hình Shophouse và nhà mặt phố, biệt thự phố
2.1. Về yếu tố vị trí và thiết kế
Shophouse nằm trong khu đô thị và tiếp giáp với các tuyến đường chính. Thiết kế của một căn shophouse không thể thay đổi về cấu trúc bên ngoài vì nó sẽ phá vỡ quy hoạch thiết kế.
Nếu là nhà phố, biệt thực phố thì bạn sẽ dễ dàng trong việc thay đổi thiết kế hơn. Bạn có thể điều chỉnh không gian, mặt bằng, kiến trúc theo ý muốn của mình.
2.2. Về mục đích đầu tư
Shophouse và nhà mặt phố đều có điểm chung là có thể đầu tư để kinh doanh. Nhưng nhà mặt phố sẽ có đa dạng loại hình dịch vụ kinh doanh hơn shophouse.
Những dịch vụ kinh doanh cơ bản của nhà mặt phố và shophouse là: cửa hàng tiện lợi, quán ăn, shop thời trang, shop mỹ phẩm,…
Lĩnh vực kinh doanh của nhà mặt phố sẽ đa dạng hơn vì thời hạn sở hữu lâu dài hơn. Trong khi đó, nếu shophouse nằm tại tầng đế chung cư chỉ có thời hạn 50 năm nên sẽ khiến các nhà đầu tư lâu dài cân nhắc.
2.3. Khách hàng tiềm năng
Mô hình shophouse phù hợp với các khách hàng trong quần thể đô thị. Có nhu cầu sinh sống và thực hiện chiến lược đầu tư bất động sản lâu dài.
Còn nhà phố/ nhà mặt tiền, có thể không nằm trong khu đô thị nên đối tượng khách hàng đa dạng hơn.
3. Lợi thế khi sở hữu shophouse là gì?
Vị trí địa lý
Những shophouse nằm trên trục đường chính, khu vực dân cư phát triển, thuận tiện đi lại. Hay những shophouse nằm trong tổng thể quy hoạch đồng bộ sẽ đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh đó, nếu là khu vực dân số đông thì giá trị bđs nơi đó cũng tăng theo. Chính vì vậy, có những shophouse tuy nằm trong cùng một dự án nhưng lại có mức giá chênh lệch rõ rệt.
Chất lượng sản phẩm
Các căn hộ shophouse được thiết kế hiện đại về kiểu dáng, tích hợp nhiều mô hình thông minh. Một căn shophouse có thiết kế mở với 2 phần tách biệt: dùng để ở và dùng để kinh doanh.
Nhưng để thẩm định một căn shophouse có chất lượng hay không thì bạn nên tìm hiểu chủ đầu tư dự án là ai.
Vì có giá trị cao, nên trước khi quyết định đầu tư vào shophouse. Bạn cần tìm hiểu kỹ chủ đầu tư là ai. Chủ đầu tư uy tín sẽ cho ra đời các sản phẩm chất lượng, đảm bảo tiến độ dự án và pháp lý đầy đủ.
Số lượng shophouse có giới hạn
Shophouse dùng để phục vụ những cư dân sinh sống trong chung cư. Nên số lượng căn hộ shophouse được tùy chỉnh theo số lượng dân cư dự trù.
Các khu đô thị tầm trung chỉ chiếm từ 2-3% trên tổng số lượng căn hộ để ở. Còn với các khu đô thị lớn thì shophouse có thể chiếm đến 5%.
Thừa hưởng nhiều tiện ích
Khi nằm trong một tổng thể được quy hoạch đồng bộ. Shophouse gắn liền với các tiện ích như: trung tâm mua sắm, trường học, khu vực vui chơi giải trí,.. Các chủ sở hữu còn được sử dụng các dịch vụ chuyển nhà Hà Nội toplist.com.vn.
Tiềm năng sinh lời từ shophouse là gì?
Shophouse có tính thanh khoản cao khi nhà đầu tư có thể dễ dàng mua đi bán lại. Cùng với tỉ lệ khai thác của shophouse cao (lên đến 12%/năm) khả năng lời cao hơn việc bạn cho thuê căn hộ hay gửi lãi suất ngân hàng. Lại ít rủi ro hơn việc đầu tư chứng khoán.
Nếu chọn được căn shophouse phù hợp và tình hình kinh doanh thuận lợi, bạn sẽ không phải lo lắng về chi phí thuê mặt bằng hàng tháng. Giá trị tài sản của bạn cũng sẽ được tăng lên nhanh chóng.
Vài lưu ý nhỏ khi đầu tư shophouse
Hiện nay, shophouse được bán với giá cao hơn so với căn hộ thông thường. Do đó, bạn cần tính toán kỹ khoản vốn đầu tư và lợi nhuận thu về hàng tháng.
Bạn cũng cần quan tâm đến lượng dân cư với mật độ ít nhất từ 1000 – 15000 người để có được lượng khách hàng ổn định. Hãy chọn vị trí có chỗ để xe cho khách hàng, có dịch vụ thu hút dân ngoại khu.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến những cơ sở vật chất trong shophouse như: thiết bị vệ sinh, sơn tường, đèn chiếu sáng…Những khu chung cư mới, lượng dân cư đang hình thành sẽ giúp shophouse có lợi thế cạnh tranh cao hơn.